Thông tư 133 và 200, nên chọn thông tư nào?

Thông tư 133 và 200, nên chọn thông tư nào?

Thông tư 133 và Thông tư 200 đều là những thông tư hướng dẫn, quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành. Vậy bạn nên lựa chọn thông tư nào áp dụng cho doanh nghiệp của mình? Cùng INNO tìm hiểu nhé!

Thông tư 133 và 200 là gì?

Thông tư 133 (TT133/2016/TT-BCT) và thông tư 200 (TT200/2014/TT-BTC) là những thông tư hướng dẫn, quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành.

Theo quy định của Bộ Tài Chính không bắt buộc về việc doanh nghiệp phải chọn thông tư 133 hay thông tư 200 để áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để chọn thông tư áp dụng phù hợp với loại hình kinh doanh cũng như quy mô của doanh nghiệp.

Vậy thông tư 133 và thông tư 200 có gì khác nhau?

Dù thông tư 133 và 200 đều là những thông tư quy định về chế độ kế toán nhưng chúng có rất nhiều điểm khác nhau. Tại đây, INNO chỉ liệt kê ra những điểm khác biệt khái quát nhất để bạn có thể dễ dàng lựa chọn thông tư áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Còn những vấn đề chuyên sâu hơn về chuyên môn thì bạn để team kế toán take care phần này nhé.

Nếu bạn chưa có kế toán lo liệu các vấn đề liên quan đến kế toán của doanh nghiệp tham khảo ngay Dịch vụ kế toán – thuế trọn gói của INNO!

Điểm khác nhau giữa thông tư 133 và thông tư 200:

ĐẶC ĐIỂMTHÔNG TƯ 133THÔNG TƯ 200
Đối tượng áp dụngChỉ áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏÁp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn trong mọi lĩnh vực, ngành nghề.
Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ Không quy định.  Tức là chỉ có báo cáo tài chính cuối năm (mỗi năm 1 lần). Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính quý (3 tháng) và báo cáo bán niên (6 tháng).  => Đặc điểm này phù hợp cho các công ty lớn có nhu cầu cung cấp thông tin hàng quý, 6 tháng cho các bên liên quan hoặc các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán phải nộp báo cáo quý, báo cáo bán niên theo quy định.
Hệ thống tài khoản kế toánSử dụng các tài khoản chung phù hợp cho doanh nghiệp ít giao dịch phát sinh, tiết kiệm thời gian.Có các tài khoản con (tài khoản chi tiết) cho các tài khoản chung, phù hợp cho doanh nghiệp phát sinh nhiều giao dịch, cần phân loại các loại giao dịch (doanh thu, chi phí, tài sản….) một cách chi tiết.

Từ những sự khác nhau kể trên, INNO đề xuất như sau: 

  • Công ty với quy mô vừa và nhỏ, ít giao dịch phát sinh, hoạt động ở các ngành nghề thương mại, dịch vụ => nên chọn thông tư 133.
  • Công ty với quy mô lớn hoặc có nhiều giao dịch phát sinh, nhiều giao dịch cần phân loại chi tiết hoặc các công ty đại chúng, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần kiểm toán định kỳ theo quy định. => nên chọn thông tư 200.

Đọc thêm: Quy định về kiểm toán doanh nghiệp

Đăng ký thông tư với cơ quan thuế như thế nào?

Doanh nghiệp mới thành lập trong vòng 30 ngày nộp Hồ sơ khai thuế ban đầu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trong bộ hồ sơ sẽ bao gồm tờ khai đăng ký chế độ kế toán.

Lưu ý: Thực tế hiện nay có một số cơ quan thuế không còn nhận hồ sơ hoặc một số hồ sơ trong bộ hồ sơ khai thuế ban đầu, bạn nên liên hệ với cơ quan thuế hoặc INNO để biết thông tin chính xác nhất tránh việc nộp thừa/thiếu hồ sơ.

Tải bộ hồ sơ khai thuế ban đầu – Tại đây

Tham khảo Dịch vụ khai thuế ban đầu của INNO!

Có được thay đổi chế độ kế toán trong thời gian hoạt động?

Theo quy định thì doanh nghiệp có thể chuyển đổi chế độ kế toán trong thời gian hoạt động. Nhưng việc chuyển đổi thông tư sẽ thực hiện từ đầu năm tài chính mới và doanh nghiệp lưu ý cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế về việc này.