Dịch vụ kế toán
của INNO
Các khoản trích lập dự phòng của doanh nghiệp
Nội dung chính
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 48/2019/TT-BTC
Dự phòng là gì? Tại sao doanh nghiệp phải trích lập dự phòng? Khi nào doanh nghiệp phải trích lập dự phòng?
Dự phòng là khoản tiền được trích từ lợi nhuận của công ty để chi cho các khoản như tổn thất, khoản nợ dự kiến phải trả của doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp phải trích lập dự phòng?
1 trong 7 nguyên tắc của kế toán là Phù hợp, tức là doanh thu, chi phí của kỳ nào thì phải ghi nhận tương ứng ở kỳ đó.
Khi doanh nghiệp phát sinh một khoản rủi ro giảm giá trị hàng tồn kho, khoản đầu tư, khoản nợ khó thu hồi hay phát sinh việc bảo hành cho khách hàng. Tất cả những hoạt động đó đều dẫn tới khả năng làm tăng chi phí và giảm tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy dự phòng cần được trích lập để đảm bảo chi phí phát sinh được ghi nhận đúng kỳ, tài sản được ghi nhận ở giá trị hợp lý.
Khi nào doanh nghiệp phải trích lập dư phòng?
Theo quy định của Bộ Tài Chính, doanh nghiệp phải trích lập các khoản dự phòng khi có rủi ro từ việc giảm giá hàng bán, hàng tồn kho kém chất lượng, các khoản nợ khó thu hồi, các khoản đầu tư bị giảm giá trị,…
Doanh nghiệp có thể trích các khoản dự phòng nào?
Theo quy định của Bộ Tài Chính, hiện nay có 04 khoản dự phòng có thể trích lập bao gồm:
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là một khoản dự phòng phát sinh khi có sự giảm giá trị hàng hóa làm cho giá trị hàng hóa thực tế thấp hơn giá trị ghi sổ.
Đọc thêm: Hướng dẫn trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
Doanh nghiệp có các hoạt động đầu tư như mua chứng khoán, đầu tư vào doanh nghiệp khác mà giá trị thị trường tại thời điểm cuối năm của các khoản đầu tư đó bị giảm giá. Khi đó doanh nghiệp sẽ trích một khoản dự phòng cho giá trị suy giảm của các khoản đầu tư, khoản này gọi là dự phòng tổn thất các khoản đầu tư.
Đọc thêm: Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Là khoản dự phòng dành cho phần tổn thất giá trị của các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc khoản thu chưa đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng thu hồi được.
Đọc thêm: Hướng dẫn trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng
Là khoản dự phòng cho những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán hoặc đã bàn giao nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ bảo hành, sửa chữa theo cam kết quy định trong hợp đồng với khách hàng.
Đọc thêm: Hướng dẫn trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng
Nguyên tắc chung khi trích lập các khoản dự phòng
Các doanh nghiệp khi trích lập các khoản dự phòng, cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Doanh nghiệp khi trích lập dự phòng cần trích lập một cách hợp lý, và tuân thủ quy định về việc trích lập các khoản dự phòng.
- Các khoản dự phòng đều được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm tiếp theo.
- Thời điểm doanh nghiệp trích lập hoặc hoàn nhập các khoản dự phòng là tại thời điểm doanh nghiệp lập báo cáo tài chính năm.
- Doanh nghiệp không trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư ra nước ngoài.
Tham khảo thêm
Dịch vụ liên quan
KIẾN THỨC
Bài viết liên quan