Dịch vụ kế toán
của INNO
Hướng dẫn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, giải thể doanh nghiệp
Nội dung chính
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
Giải thể doanh nghiệp là gì, tạm ngừng kinh doanh là gì?
- Giải thể doanh nghiệp là hình thức chấm dứt hoàn toàn hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi giải thể không thể tái hoạt động lại được nữa.
- Tạm ngừng kinh doanh là doanh nghiệp tạm thời không hoạt động buôn bán, kinh doanh, ký kết hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khoảng thời gian đó, doanh nghiệp sẽ tái hoạt động trở lại.
Khi nào thì doanh nghiệp nên giải thể, khi nào tạm ngừng kinh doanh?
Việc giải thể, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp có thể bắt nguồn từ nhu cầu riêng của chủ sở hữu, một số trường hợp khác thì doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể theo quy định. Cụ thể:
Doanh nghiệp giải thể khi:
+ Chủ sở hữu muốn chấm dứt hoàn toàn việc kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp kết thúc thời gian hoạt động ghi trong điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
+ Không đủ thành viên tối thiểu theo quy định của Luật trong thời hạn 06 tháng liên tục nhưng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh khi:
+ Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính cần tạm ngưng để ổn định tài chính, cần thời gian để tái cấu trúc, thay đổi chiến lược kinh doanh.
+ Tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số trường hợp:
- Doanh nghiệp không đủ điều kiện ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật
- Tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và các quy định khác có liên quan.
Hướng dẫn hồ sơ, quy trình tạm ngừng kinh doanh
Để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước ít nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày muốn tạm ngừng kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật doanh nghiệp).
Tham khảo Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của INNO
Hướng dẫn hồ sơ, quy trình giải thể
Quy trình giải thể doanh nghiệp hiện nay có một số thay đổi so với các năm trước, cụ thể bao gồm 3 bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ lên sở Kế Hoạch Và Đầu Tư
Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể thì doanh nghiệp cần nộp hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp lên Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư tại nơi đặt trụ sở chính, bao gồm:
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
- Quyết định về việc giải thể doanh nghiệp;
- Giấy uỷ quyền (trường hợp không phải người đại diện pháp luật nộp thông báo);
- Biên bản họp đối với công ty từ 2 thành viên trở lên.
Bước 2: Nộp và xử lý hồ sơ thuế
- Trong vòng 5 đến 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo về việc giải thể doanh nghiệp thì sở Kế Hoạch và Đầu Tư sẽ thông báo chấm dứt mã số của doanh nghiệp cho cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp cần lập và nộp hồ sơ quyết toán bao gồm các báo cáo thuế quý, báo cáo tài chính và quyết toán các loại thuế năm tới thời điểm quyết định giải thể.
- Doanh nghiệp gửi công văn yêu cầu xác nhận không nợ thuế Hải Quan cho Tổng Cục Hải Quan để xác nhận về việc không nợ các loại thuế Xuất Nhập khẩu.
Sau khi nộp xong hồ sơ quyết toán và có công văn xác nhận không nợ thuế từ Tổng Cục Hải Quan, doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để hoàn thành việc quyết toán và các nghĩa vụ thuế. Giai đoạn này là giai đoạn xử lý lâu nhất trong quy trình giải thể doanh nghiệp, thời gian sẽ tùy thuộc vào tiến độ xử lý của cơ quan thuế quản lý trực tiếp cũng như hồ sơ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp thông báo giải thể lên sở Kế Hoạch Và Đầu Tư
Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan Thuế sẽ ra thông báo về việc doanh nghiệp chấm dứt Mã Số Thuế, doanh nghiệp nộp thông báo này lên sở Kế hoạch và đầu tư để hoàn thành hồ sơ giải thể. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thì sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi thông báo về việc giải thể cho doanh nghiệp.
Tham khảo Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói của INNO
Một số lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp
Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp lưu ý các vấn đề sau:
- Thời gian tạm ngừng tối đa cho một (01) lần nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh là 01 năm. Tức là sau 01 năm nếu muốn tạm ngừng kinh doanh tiếp bạn phải tiếp tục nộp bộ hồ sơ mới để xin tạm ngừng cho năm tiếp theo.
- Sau thời hạn tạm ngừng đã đăng ký với cơ quan nhà nước, tình trạng doanh nghiệp sẽ được mặc định cập nhật là hoạt động trở lại trên hệ thống của các cơ quan nhà nước. Vậy nên, doanh nghiệp lưu ý nộp một bộ hồ sơ mới để thông báo về việc tiếp tục tạm ngừng kinh doanh nếu muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
- Nếu chưa hết hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp muốn hoạt động trở lại, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ xin hoạt động lại trước ít nhất 03 ngày kể từ ngày muốn hoạt động trở lại.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, xuất hóa đơn.
Doanh nghiệp giải thể lưu ý:
- Không kinh doanh, ký kết các hợp đồng kinh tế, xuất hóa đơn sau khi nộp hồ sơ giải thể.
- Tiếp tục thanh toán các khoản nợ nếu có như nợ lương, nợ thuế, nợ nhà cung cấp,…
- Doanh nghiệp có các chi nhánh, văn phòng đại diện thì cần làm hồ sơ giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện trước khi giải thể công ty.
- Các khoản thuế đã nộp thừa, chưa khấu trừ hết trong quá trình kinh doanh được phép làm hồ sơ hoàn lại.
Đọc thêm: Hướng dẫn thủ tục hoàn thuế
Tham khảo thêm
Dịch vụ liên quan
KIẾN THỨC
Bài viết liên quan