Quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp tiêu chuẩn ở Việt Nam là 20% trừ một số hoạt động chịu thuế suất 30% đến 50% như thăm dò, khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên quốc gia. Tuy nhiên, chính phủ có các chính sách ưu đãi thuế rất hấp dẫn cho doanh nghiệp ở một số khu vực, ngành nghề. Vậy các chính sách ưu đãi thuế của nhà nước gồm các mức ưu đãi nào. Cùng INNO tìm hiểu nhé!

Ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là việc chính phủ miễn hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực đặc biệt (khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, khu công nghệ cao, khu công nghiệp), các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mà chính phủ muốn thúc đẩy ưu tiên phát triển (công nghệ, giáo dục, y tế),… nhằm phát triển mạnh hơn các khu vực và các lĩnh vực đó. 

Các chính sách ưu đãi bao gồm:

  • Áp dụng thuế suất ưu đãi
  • Miễn thuế/giảm thuế

Mức thuế suất ưu đãi và đối tượng được hưởng

Mức thuế suất ưu đãi 10% trong vòng 15 năm

Đối tượng được hưởng ưu đai bao gồm: 

+ Thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP), Khu kinh tế, Khu công nghệ cao.

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ, cụ thể: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. 

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.

+ Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga.

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: Sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

+ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao (được hưởng ưu đãi về thuế suất kể từ năm được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao).

 + Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  • Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm.
  • Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải sử dụng trên 3.000 lao động (lao động có hợp đồng lao động toàn thời gian và trên 1 năm).
  • Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ thời ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

 + Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

  • Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
  • Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: Dệt – may; da – giầy; điện tử – tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.

Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành tại Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011.

Mức thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động 

  • Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa bao gồm: Giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường, giám định tư pháp.
  • Thu nhập của hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản (bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo quy định tại Luật Xuất bản).
  • Thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí theo quy định của Luật Báo chí.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động nông, lâm, thủy sản cụ thể: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất, khai thác và tinh chế muối (trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP); đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm, bao gồm cả đầu tư để trực tiếp bảo quản hoặc đầu tư để cho thuê bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm.
  • Phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp (nghề làm muối) không thuộc địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% trong thời gian 10 năm 

  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn (quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ).
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (nghề làm muối); sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa).

Mức thuế suất ưu đãi 17% trong suốt thời gian hoạt động 

  • Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô.
  • Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô thành lập mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn áp dụng thuế suất ưu đai 10% trong vòng 15 năm, sau 15 năm sẽ áp dụng thuế suất 17%.

Mức miễn giảm thuế và đối tượng được hưởng

Miễn giảm thuế TNDN là chính sách nhà nước không thu thuế TNDN trong một số trường hợp, hoặc nhà nước sẽ thu thuế với mức thuế suất được giảm so với mức thuế suất mà doanh nghiệp đang áp dụng. 

Vậy hiện nay, ở Việt Nam có những chính sách miễn giảm thuế nào? Những chính sách đó áp dụng cho các đối tượng nào? Bạn sẽ tìm được câu trả lời ngay dưới đây.

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo

+ Thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP), khu kinh tế, khu công nghệ cao.

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực khoa học – công nghệ, cụ thể: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. 

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học.
+ Dự án đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga.

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: Sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

+ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao (được hưởng ưu đãi về thuế suất kể từ năm được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao).

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  • Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10 (mười) nghìn tỷ đồng/năm.
  • Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 (sáu) nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá 3 năm kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và chậm nhất năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu doanh nghiệp phải sử dụng trên 3.000 lao động (lao động có hợp đồng lao động toàn thời gian và trên 1 năm).
  • Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 (mười hai) nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ thời ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  • Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao;
  • Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất sản phẩm các ngành: Dệt – may; da – giầy; điện tử – tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo mà các sản phẩm này tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc tương đương.

+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.

Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo

  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ).

Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo 

  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn (quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ).
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: Sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (nghề làm muối); sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống (bao gồm xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa).
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp (trừ Khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi).

Các trường hợp giảm thuế khác

Ngoài các trường hợp miễn giảm thuế nêu trên, chính phú còn có chính sách miễn giảm cho một số doanh nghiệp đặc biệt. Cụ thể:

+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ bao gồm:  

  • Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp.
  • Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.
  • Chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.
  • Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai.
  • Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

Lưu ý: Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc các Tổng công ty không trực tiếp sản xuất kinh doanh thì không được giảm thuế trong trường hợp này.

+ Doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động gồm học phí đi học, tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định.

 + Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Thời gian bắt đầu tính miễn/giảm, ưu đãi thuế

  • Miễn thuế/giảm thuế: Được áp dụng từ năm đầu tiên có lợi nhuận hoặc năm thứ 4 kể từ năm có doanh thu nhưng vẫn chưa có lợi nhuận.
  • Áp dụng thuế suất ưu đãi: Áp dụng từ năm đầu tiên có doanh thu.

Dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng

Chúng ta thấy các quy định về ưu đãi thuế nhắc khá nhiều đến “Dự án đầu tư mới”, “Dự án đầu tư mở rộng”. Vậy Dự án đầu tư mới và Dự án đầu tư mở rộng là gì?

Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế TNDN là: 

+ Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.

+ Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.

Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Dự án đầu tư mở rộng là dự án được mở rộng, phát triển từ dự án có sẵn như công suất, quy mô sản lượng, đổi mới công nghệ.

Dự án đầu tư mở rộng để được ưu đãi thuế phải thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện dưới đây:

  • Nguyên giá của tài sản cố định được đầu tư tăng ít nhất 20 tỷ đồng với ưu đãi thuế dựa trên ngành nghề hoặc 10 tỉ đồng với ưu đãi dựa trên địa điểm kinh doanh; hoặc
  • Nguyên giá của tài sản cố định tăng ít nhất 20% so với  nguyên giá tài sản cố định trước khi mở rộng dự án; hoặc
  • Công suất hoạt động thiết kế tăng ít nhất 20% so với công suất hoạt động thiết kế trước khi mở rộng.

Trong trường hợp thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện trên, doanh nghiệp được chọn:

  • Áp dụng ưu đãi thuế TNDN của dự án đầu tư hiện có (thời gian ưu đãi còn lại) cho dự án đầu tư mở rộng; hoặc
  • Áp dụng chính sách miễn thuế/giảm thuế riêng cho dự án đầu tư mở rộng.

Lưu ý: Thu nhập tính thuế của dự án mở rộng cần được theo dõi riêng với thu nhập tính thuế của dự án hiện tại. Trong trường hợp không thể tách biệt, thu nhập tính thuế của dự án đầu tư mở rộng sẽ được tính dựa trên tỉ lệ nguyên giá tài sản cố định đầu tư cho dự án đầu tư mở rộng so với tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.

Thủ tục, hồ sơ ưu đãi thuế 

Thuế Việt Nam áp dụng chính sách tự kê khai, do vậy doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.

KIẾN THỨC

Bài viết liên quan