Quy định về thuế tài nguyên

Quy định về thuế tài nguyên

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Quốc hội.
  • Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế.
  • Thông tư Số 152 /2015/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 02/10/2015.
  • Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 ngày 14 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội.

Thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, là khoản tiền mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Loại thuế này được thu nhằm điều tiết thu nhập của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của đất nước, thuế tài nguyên cũng là một rào cản về tài chính mà các doanh nghiệp, cá nhân cần cân nhắc khi muốn tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, từ đó giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Đối tượng nào phải nộp thuế tài nguyên?

Đối tượng phải nộp thuế tài nguyên là các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của quốc gia. Trừ các trường hợp:

  • Trường hợp khai thác tài nguyên đối với mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí khai thác tận thu theo quy định của pháp luật về dầu khí => các trường hợp này sẽ chịu thuế theo quy định của luật dầu khí.
  • Một số trường hợp được miễn thuế tài nguyên theo quy định.

Đối tượng nào được miễn thuế tài nguyên?

Theo thông tư Số: 152 /2015/TT-BTC ban hành ngày 02/10/2015, các đối tượng được miễn thuế tài nguyên bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân khai thác hải sản tự nhiên.
  • Tổ chức, cá nhân khai thác cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
  • Tổ chức, cá nhân khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện để phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
  • Nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
  • Đất do tổ chức, cá nhân được giao, được thuê khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
  • Đất khai thác và sử dụng tại chỗ được miễn thuế tại bao gồm cả cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từng chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình (Lưu ý: trường hợp đất khai thác và vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế tài nguyên theo quy định).
  • Và các hợp khác được miễn thuế tài nguyên do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Các trường hợp được giảm thuế tài nguyên

Theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tài nguyên và Điều 6, Nghị định số 50/2010/NĐ-CP, có hai trường hợp được giảm thuế tài nguyên bao gồm:

  • Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế. Cụ thể trường hợp này người nộp thuế sẽ được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
  • Trường hợp khác được giảm thuế tài nguyên, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Các mặt hàng bị đánh thuế tài nguyên

Các mặt hàng bị đánh thuế tài nguyên bao gồm:

  • Khoáng sản kim loại.
  • Khoáng sản không kim loại.
  • Dầu thô.
  • Khí thiên nhiên, khí than.
  • Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
  • Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.

Công thức tính thuế tài nguyên

Việc tính thuế tài nguyên được chia ra hai trường hợp, tùy thuộc vào tài nguyên đó có thể xác định được giá tại thời điểm tính thuế hay không:

  • Trường hợp tài nguyên có thể xác định được giá tại thời điểm tính thuế, thuế tài nguyên được tính theo công thức sau:
  • Trường hợp tài nguyên không thể xác định được giá tính thuế tại thời điểm tính thuế thì mức thuế tài nguyên phải nộp sẽ được cơ quan thuế ấn định.

“Đọc thêm: Hướng dẫn tính thuế tài nguyên

Kê khai thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế kê khai theo từng lần phát sinh hoặc theo tháng.

  • Trường hợp doanh nghiệp, cá nhân phát sinh ít hoạt động khai thác tài nguyên thì nên chọn hình thức kê khai thuế theo từng lần phát sinh. Hạn nộp tờ khai thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Trường hợp doanh nghiệp thường xuyên phát sinh hoạt động khai thác tài nguyên thì nên chọn hình thức kê khai thuế theo tháng. Hạn nộp tờ khai thuế tài nguyên theo tháng là ngày thứ 20 của tháng sau.

Cuối năm, doanh nghiệp nộp tờ khai quyết toán thuế tài nguyên, hạn nộp tờ khai là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm (31/3 năm sau).

Mẫu tờ khai thuế tài nguyên

  • Đối với tờ khai từng lần phát sinh, tờ khai tháng doanh nghiệp kê khai theo mẫu 01/TAIN ban hành theo thông tư số 80/2021/TT-BTC. Tải mẫu 01/TAIN tại đây.
  • Đối với tờ khai quyết toán thuế tài nguyên, doanh nghiệp kê khai theo mẫu 02/TAIN ban hành theo thông tư số 80/2021/TT-BTC. Tải mẫu 02.TAIN tại đây.
guest
1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nước Vạn Phát
Khách
Nước Vạn Phát
7 tháng trước
Đánh giá của bạn:
     

Thông tin rất hữu ích

KIẾN THỨC

Bài viết liên quan