Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường

Căn cứ pháp lý

  • Luật thuế bảo vệ môi trường
  • Nghị quyết 30/2022/UBTVQH15)

Thuế bảo vệ môi trường là gì? 

Thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là loại thuế gián thu đánh vào các sản phẩm, hàng hoá có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong khi sử dụng các sản phẩm, hàng hoá đó.

Mục đích của việc thu thuế BVMT:

Như tên gọi của loại thuế này, việc đánh thuế bảo vệ môi trường giúp:

  • Điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng xấu tới môi trường.
  • Kiểm soát việc ô nhiễm môi trường.
  • Hạn chế sử dụng 1 số sản phẩm có hại tới môi trường. 

Đối tượng chịu thuế 

Theo điều 3, luật thuế bảo vệ môi trường, dối tượng phải chịu thuế BVMT gồm những đối tượng như sau:

+ Xăng, dầu, mỡ nhờn;

+ Than đá;

+ Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC);

+ Túi nilon thuộc diện chịu thuế;

+ Thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng thuộc loại hạn chế sử dụng;

+ Một số trường hợp khác theo quy định theo từng thời kỳ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Đối tượng không chịu thuế

Theo điều 4 Luật thuế bảo vệ môi trường, các trường hợp không chịu thuế bao gồm:

+ Hàng hoá không thuốc các đối tượng phải chịu thuế BVMT.

+ Hàng hoá quá cảnh từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Việt Nam (kể cả trường hợp đưa vào kho ngoại quan).

+ Hàng hoá quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài; hoặc giữa cơ quan, người địa diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

+ Hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn quy định của pháp luật.

+ Hàng hoá do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác cho doanh nghiệp xuất khẩu để xuất khẩu. Trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế BVMT.

Người nộp thuế bảo vệ môi trường

Người nộp thuế bảo vệ môi trường bao gồm:

  • Tổ chức, họ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế.
  •  Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế.
  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ không xuất trình được chứng từ đã nộp thuế BVMT.

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường

Thuế BVMT được tính theo công thức sau:

Mức thuế bảo vệ môi trường 

Mức thuế bảo vệ môi trường hiện nay được quy định như sau:

Số thứ tựHàng hóaĐơn vị tínhMức thuế
(đồng/1 đơn vị hàng hóa)
IXăng, dầu, mỡ nhờn
1Xăng, trừ etanolLít1.000-4.000
2Nhiên liệu bayLít1.000-3.000
3Dầu diezelLít500-2.000
4Dầu hỏaLít300-2.000
5Dầu mazutLít300-2.000
6Dầu nhờnLít300-2.000
7Mỡ nhờnKg300-2.000
IIThan đá
1Than nâuTấn10.000-30.000
2Than an-tra-xít (antraxit)Tấn20.000-50.000
3Than mỡTấn10.000-30.000
4Than đá khácTấn10.000-30.000
IIIDung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)kg1.000-5.000
IVTúi ni lông thuộc diện chịu thuếkg30.000-50.000
VThuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụngkg500-2.000
VIThuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000-3.000
VIIThuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000-3.000
VIIIThuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụngkg1.000-3.000

Theo nghị quyết 30/2022/UBTVQH15 thuế suất thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023 được quy định như sau:

Hàng hóaĐơn vị tínhMức thuế
(đồng/đơn vị hàng hóa)
Xăng, trừ etanollít2.000
Nhiên liệu baylít1.000
Dầu diesellít1.000
Dầu hỏalít600
Dầu mazutlít1.000
Dầu nhờnlít1.000
Mỡ nhờnkg1.000

Thời điểm tính thuế 

Thời điểm tính thuế được quy định như sau:

  • Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, cho, tặng thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng hàng hoá.
  • Đối với hàng hoá sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ là thời điểm đưa hàng hoá vào sử dụng.
  • Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
  • Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

Thời điểm kê khai thuế 

  • Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thì thời điểm khai thuế thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  • Với hàng hoá nhập khẩu thì được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế nhập khẩu.

Các bút toán hạch toán kế toán

  • Khi bán hàng hoá chịu thuế BVMT:

Nợ TK 111, 112, 131 – các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu của khách hàng

Có TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa 

Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

  • Khi nhập khẩu hàng hoá chịu thuế BVMT:

Nợ TK 152, 156, 211, 611 

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

  • Khi xuất hàng hoá chịu thuế BVMT để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu tặng,…

Nợ TK 621, 622, 627 641, 642,… – các tài khoản chi phí tương ứng

Có TK 152, 154, 155 

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường 

  • Hạch toán thuế BVMT bên nhận uỷ thác nộp:

Nợ TK 138 – Phải thu khác 

Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

  • Hạch toán nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:

Nợ TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường

Có TK 111, 112 – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Ví dụ về thuế bảo vệ môi trường

 Công ty X sản xuất 1.000 kg túi ni long có thành phần màng nhựa HDPE, LDPE và các loại màng nhựa khác. Trong đó thành phần chịu thuế bảo vệ môi trường là màng nhưa HDPE, LDPE là 75%, còn các thành phần khác chiếm 25%. 

Vậy thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính như sau:

 Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá đối với túi ni long: 50.000 đồng/kg.

 Số lượng hàng hoá tính thuế: 1.000 x 75% = 750kg

 Số thuế BVMT phải nộp: 750 x 50.000 = 37.500.000 đồng 

Hoàn thuế bảo vê môi trường 

Các trường hợp người nộp thuế BVMT được hoàn thuế đã nộp như sau:

  • Hàng hoá nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan tái xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Hàng hoá nhập khẩu giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý Việt Nam.
  • Xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
  • Hàng hoá nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất ra nước ngoài.
  • Hàng hoá tạm nhập để tham gia hội chợ, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật.

KIẾN THỨC

Bài viết liên quan