Dịch vụ kế toán
của INNO
Thu nhập chịu thuế và thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập chịu thuế và thu nhâp miễn thuế thu nhập cá nhân
Các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế của cá nhân cư trú, ký hợp đồng trên 3 tháng được quy định bởi thông tư 111/2013/TT-BTC. INNO tóm tắt những khoản thu nhập chịu thuế và miễn thuế thường xuyên phát sinh tại doanh nghiệp trong bảng dưới đây:
Loại thu nhập | Chịu thuế | Miễn thuế | Ví dụ |
Tiền lương/ Tiền công | Chịu thuế. | – | |
Tiền làm thêm giờ (OT) | Tiền lương được trả theo mức lương làm trong giờ hành chính. | Phần lương được trả cao hơn do làm thêm giờ. | Ông A có mức lương theo ngày làm việc bình thường là 300.000đ/giờ. Mức lương làm thêm ngoài giờ ông A được trả là 450.000đ/giờ. Đối với khoản thu nhập từ làm thêm giờ của ông A: – Thu nhập chịu thuế là: 300.000đ – Thu nhập miễn thuế là: 450.000đ-300.000đ = 150.000đ. |
Các khoản thưởng | Chịu thuế (Chỉ trừ các khoản thưởng mà được chính phủ công nhận). | Các khoản thưởng tiền mặt được chính phủ công nhận (chứng chỉ, giải thưởng quốc gia/quốc tế, sáng chế/cải tiến kỹ thuật). | |
Các khoản phúc lợi | Chịu thuế (từ một số trường hợp miễn thuế). | Tiền chi đám cưới, đám tang cho nhân viên hoặc người nhà nhân viên giới hạn tối đa không quá 1 tháng lương. | |
Các khoản phụ cấp | Chịu thuế (từ một số trường hợp miễn thuế). | Các khoản phụ cấp tai nạn cho người lao động, con cái, bố mẹ, vợ/chồng thực tế phải chi trả (= Tiền viện phí – số tiền được bảo hiểm chi trả) (*) | (*) Trong năm 2023, ông B và gia đình (bao gồm vợ, con gái và cháu) không may gặp một tai nạn xe hơi và phải điều trị tại bệnh viện 3 tháng. Phụ cấp từ công ty cho mỗi thành viên gia đình (04 người) là 30 triệu đồng/người. Tiền viện phí thực tế là 30 triệu đồng/người. Công ty bảo hiểm đền bù cho ông B là 20 triệu đồng. – Tổng phụ cấp ông B nhận được từ công ty: 30 triệu x 4 = 120 triệu đồng. – Trong đó Thu nhập miễn thuế = phụ cấp của ông B, vợ, con – đền bù của bảo hiểm = 30×3-20 = 70 triệu đồng. – Thu nhập chịu thuế = 120 – 70 = 50 triệu. |
Khoản phụ cấp làm việc trong môi trường nguy hiểm và độc hại. | |||
Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực. | |||
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thai sản, tai nạn lao động, và các khoản trợ cấp khác theo Luật Lao Động và Luật Bảo Hiểm Xã Hội. | |||
Phụ cấp ăn trưa: – Nếu công ty nấu ăn cho nhân viên: Không giới hạn. – Nếu công ty phụ cấp bằng tiền: Giới hạn ở mức tối đa 730.000đ/tháng. | |||
Đồng phục: – Nếu công ty may cho nhân viên: Không giới hạn. – Công ty phụ cấp bằng tiền: Giới hạn tối đa 5 triệu đồng/năm. | |||
Phụ cấp đi lại, công tác phí, phụ cấp điện thoại | Chịu thuế nếu không quy định rõ trong quy chế công ty. | Miễn thuế nếu có quy định rõ trong quy chế công ty. | |
Phụ cấp chuyển vùng công tác | Chịu thuế nếu không nằm trong các trường hợp miễn thuế. | Một lần chuyển vùng cho: | |
– Nhân viên người nước ngoài/Việt Kiều chuyển từ nước ngoài về làm ở Việt Nam. | |||
– Nhân viên người Việt Nam chuyển vùng từ Việt Nam sang làm ở Nước Ngoài. | |||
– Cá nhân chuyển đến làm việc tại khu vực kinh tế khó khăn. | |||
Các khoản đền bù | Chịu thuế nếu không nằm trong các trường hợp được miễn thuế. | Khoản đền bù bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ từ công ty bảo hiểm. | |
Đền bù từ tai nạn lao động theo quy định của Luật Lao Động, Luật Bảo Hiểm. | |||
Những khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. | |||
Chi phí vé máy bay | Chịu thuế nếu không nằm trong các trường hợp được miễn thuế. | Một chuyến khứ hồi 1 năm cho nhân viên trở về quê. Bao gồm: | |
– Nhân viên người nước ngoài từ Việt Nam trở về nước ngoài. | |||
– Nhân viên Việt Nam từ nước ngoài trở về Việt Nam. | |||
Học phí | Chịu thuế nếu không nằm trong các trường hợp được miễn thuế. | Học phí cho con của người lao động từ mầm non đến hết cấp 3 cho: | Lưu ý phụ cấp bằng việc trực tiếp chi trả cho trường học, trường hợp phụ cấp bằng tiền mặt cho người lao động sẽ bị tính thuế. |
– Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Có con học tại Việt Nam. | |||
– Lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài: Có con học tại nước ngoài. | |||
Các khoản bảo hiểm | Chịu thuế nếu không nằm trong các trường hợp được miễn thuế. | – Bảo hiểm xã hội bắt buộc (phần người lao động đóng cho nhân viên). (Phần nhân viên tự đóng sẽ tính trong các khoản giảm trừ). – Bảo hiểm tự nguyện mua cho người lao động và không có tính chất tích lũy. | Ví dụ: Trong năm 2022, công ty C mua bảo hiểm tự cho ông X và gia đình (gồm vợ và con gái). Bao gồm: – Bảo hiểm tích lũy 10.000.000đ/người. Số tích lũy mỗi năm sẽ tăng 5% và sẽ trả vào năm 2025 |
Lưu ý về thời điểm tính thuế của khoản bảo hiểm tự nguyện và có tính chất tích lũy: | – Bảo hiểm không tích lũy 5.000.000đ/người | ||
– Nếu mua bảo hiểm từ công ty bảo hiểm Việt Nam: Công ty bảo hiểm giữ lại 10% thuế TNCN trước khi trả khoản tiền tích lũy bảo hiểm | – Tổng lợi ích ông X nhận được: (10.000.000đ + 5.000.000đ)x 3 người = 45.000.000đ | ||
– Nếu mua bảo hiểm từ công ty bảo hiểm nước ngoài: Công ty (người sử dụng lao động) giữ lại 10% thuế TNCN khi trả khoản tiền bảo hiểm tích lũy cho nhân viên | – Thu nhập miễn thuế: 5.000.000đ (phần bảo hiểm không tích lũy công ty mua cho ông X) – Thu nhập chịu thuế: 45.000.000 – 5.000.000 = 40.000.000đ | ||
Phụ cấp nhà ở | Phụ cấp bằng tiền mặt. | Khoản tiền phụ cấp nhà ở vượt trên 15% (thu nhập chịu thuế không bao gồm phụ cấp nhà ở). Lưu ý: khoản tiền phụ cấp này doanh nghiệp thanh toán trực tiếp cho bên thuê nhà, nếu doanh nghiệp phụ cấp bằng tiền mặt cho người lao động, khoản phụ cấp này sẽ chịu thuế TNCN. | |
Phụ cấp bằng cách thanh toán cho người lao động thay chủ nhà: Khoản tiền nhỏ hơn 15% (thu nhập chịu thuế không bao gồm phụ cấp nhà ở). Lưu ý: Phí tiện ích, phí quản lý, phí dịch vụ sẽ phải chịu thuế trên 100% phí nếu các loại phí này được tách riêng trong hợp đồng thuê nhà. | |||
Phụ cấp đi lại hàng ngày | Chịu thuế nếu không nằm trong các trường hợp được miễn thuế. | Cho mục đích công việc (đi lại từ nhà đến công ty hay chi phí đi lại phục vụ cho mục đích công tác). | |
Phí mua thẻ thành viên (golf, làm đẹp, thể dục…) | Chịu thuế nếu không nằm trong các trường hợp được miễn thuế. | Không bằng tiền (mua các gói dịch vụ cho nhân viên) và không ghi rõ cho đối tượng cụ thể nào (nghĩa là mua một gói dịch vụ cho cả phòng, hoặc cả công ty). |
Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công
Tham khảo thêm
Dịch vụ liên quan
KIẾN THỨC
Bài viết liên quan