Quy định về đóng bảo hiểm xã hội

Quy định về đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Luật lao động 2019
  • Nghị định số 58/2020/NĐ-CP
  • Nghị đinh 143/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 38/2022/NĐ-CP
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH

Đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn, hợp đồng không thời hạn, hợp đồng thời vụ hoặc theo một số công việc nhất có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng (kể cả hợp đồng ký giữa người sử dụng lao động với người đại diện của người dưới 15 tuổi).
  • Người có hợp đồng lao động từ 01 tháng đến dưới 3 tháng.
  • Cán bộ, công viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công an, công nhân công tác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài: theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được đóng BHXH khi:

  • Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do các cơ quan tổ chức có thẩm quyền tại Việt Nam cấp.
  • Có hợp đồng lao động xác định hoặc không xác định thời từ đủ 1 năm trở lên với người sử dụng lao động.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội

Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội

Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội là mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Lưu ý:

  • Đối với người lao động người lao động làm công việc hoặc chức danh đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương đóng BHXH phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5% so với mức lương tối thiểu vùng.
  • Với công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì phải cao hơn ít nhất 7%.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay

Đơn vị tính: đồng/tháng

VùngMức lương tối thiểu
Vùng I 4.680.000
Vùng II4.160.000
Vùng III3.640.000
Vùng IV3.250.000

“Xem thêm việc phân bổ các vùng tại đây”

Mức lương tối đa đóng bảo hiểm

Mức lương đóng Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH), Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) hàng tháng tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mức lương đóng Bảo Hiểm Thất Nghiệp (BHTN) hàng tháng tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Cụ thể:

Đơn vị tính: đồng/tháng

VùngBHXH, BHYTBHTN
Vùng I36.000.00093.600.000
Vùng II83.200.000
Vùng III72.800.000
Vùng IV65.000.000

Tỉ lệ đóng bảo hiểm

Lao động người Việt Nam

Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho lao động người Việt Nam

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTOD – TSTNLD – BNNHTOD – TSTNLD – BNN
14%3%0,5%1%3%8%1%1,5%
21,5%10,5%
32%

Ghi chú:

HT: Hưu trí

OD-TS: Ốm đau – Thai sản

TNLD – BNN: Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Lao động người nước ngoài

Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho lao động người nước ngoài

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHTNBHYTBHXHBHTNBHYT
HTOD – TSTNLD – BNNHTOD – TSTNLD – BNN
14%3%0,5%3%8%1,5%
20,5%9,5%
30%

Ví dụ

Ví dụ 1: Phân biệt đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc

Công ty B tuyển 2 nhân viên:

 – Chị A, ký hợp đồng chính thức làm việc toàn thời gian với hợp đồng kỳ hạn 1 năm => Chị  A thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định.

– Anh C, ký hợp đồng cung cấp dịch vụ marketing cho công ty B, trong hợp đồng không quy định về thời gian làm việc anh C phải làm tại công ty A, anh B có thể tự sắp xếp thời gian làm việc để đảm bảo tiến độ công việc => Về bản chất đây là hợp đồng cung cấp dịch vụ, không có mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động => Anh B không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định.

Ví dụ 2: Tính tiền bảo hiểm phải nộp

Công ty X ký hợp đồng lao động thời hạn 1 năm với anh Y, hợp đồng quy định mức lương tham gia bảo hiểm bắt buộc là 7.000.000 đồng/ tháng. Vậy số tiền bảo hiểm phải đóng hàng tháng:

Đơn vị tính: đồng

Doanh nghiệp đóngNgười lao động đóng
Bảo hiểm xã hội7.000.000 x 17.5% = 1.225.0007.000.000 x 8% = 560.000
Bảo hiểm y tế7.000.000 x 3% = 210.0007.000.000 x 1,5% = 105.000
Bảo hiểm thất nghiệp7.000.000 x 1% = 70.0007.000.000 x 1% = 70.000
Tổng cộng1.505.000735.000
2.240.000

Ví dụ 3: Tính tiền bảo hiểm phải nộp

Công ty E ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với chị L với mức lương là 50.000.000 đồng/ tháng. Vậy số tiền bảo hiểm phải đóng hàng tháng: 

Đơn vị tính: đồng

Doanh nghiệp đóngNgười lao động đóng
Bảo hiểm xã hội (**)36.000.000 x 17.5% = 6.300.00036.000.000 x 8% = 2.880.000
Bảo hiểm y tế (**)36.000.000 x 3% = 1.080.00036.000.000 x 1,5% = 540.000
Bảo hiểm thất nghiệp50.000.000 x 1% = 500.00050.000.000 x 1% = 500.000
Tổng cộng2.210.0003.884.000
6.094.000
 (**) Vì mức lương 50.000.000 đồng vượt mức đóng BHXH, BHYT tối đa nên giới hạn đóng bảo hiểm ở mức 36.000.000 đồng.