Dịch vụ kế toán
của INNO
Quy đinh về hiệp định tránh đánh thuế 2 lần
Nội dung chính
- Căn cứ pháp lý
- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là gì?
- Đối tượng áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt nam ký kết với các quốc gia khác:
- Điều kiện xác định cư trú
- Hạn nộp hồ sơ áp dụng hiệp định tránh đánh thuế
- Hiệp định ký kết tránh đánh thuế 2 lần bằng cách nào?
- Trường hợp nào sẽ bị từ chối áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần?
- Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các quốc gia nào?
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 205/2013/TT-BTC
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là gì?
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là điều ước quốc tế được ký kết giữa hai quốc gia nhằm tránh việc đánh thuế hai lần lên một khoản thu nhập và ngăn ngừa việc trốn và lậu thuế đối với các khoản thu nhập và các tài sản.
Đối tượng áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt nam ký kết với các quốc gia khác:
Đối tượng áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức cư trú tại Việt Nam;
- Cá nhân, tổ chức cư trú của các nước có ký kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam;
- Cá nhân, tổ chức đồng thời là đối tượng cư trú của Việt Nam và nước ký kết với Việt Nam.
Điều kiện xác định cư trú
Đối với cá nhân:
Một cá nhân được xác định là cá nhân cư trú tại Việt Nam khi:
- Có mặt trên lãnh thổ Việt Nam trên 183 ngày trở lên tính theo năm dương lịch hoặc liên tục 12 tháng kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam; hoặc
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Bao gồm:
- Đăng ký thường trú tại Việt Nam (Đối với cá nhân việt nam: sổ hộ khẩu, đối với người nước ngoài: thẻ thường trú, thẻ tạm trú).
- Thuê nhà tại Việt Nam với thời hạn thuê trên 183 ngày/năm tính theo năm.
Đối với tổ chức:
Một tổ chức được xác định là cá nhân cư trú tại Việt Nam khi:
- Tổ chức thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam; hoặc
- Tổ chức có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc
- Tổ chức có trụ sở điều hành (nơi ban lãnh đạo họp, xem xét, đưa ra các quyết định hoặc nơi sổ sách kế toán quan trọng được lưu giữ) tại Việt Nam; hoặc
- Tổ chức thành lập hoặc đăng ký tại cả hai nước, có trụ sở chính, trụ sở điều hành tại cả hai nước (trường hợp này Việt Nam và nước còn lại sẽ xác định tổ chức là đối tượng cư trú của 1 trong 2 nước thông qua thủ tục thỏa thuận song phương).
Hạn nộp hồ sơ áp dụng hiệp định tránh đánh thuế
- Các tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ áp dụng hiệp định tránh đánh thuế cho cơ quan thuế Việt Nam trước thời hạn kê khai, nộp thuế 15 ngày.
- Ngoài ra, các tổ chức vẫn có thể nộp hồ sơ xin áp dụng hiệp định tránh đánh thuế trong vòng 3 năm kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp. Tuy nhiên sẽ phát sinh xử lý vi phạm nộp trễ hồ sơ khai thuế trong trường hợp này. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân muốn áp dụng hiệp định nên chuẩn bị và nộp hồ sơ đúng hạn.
Hiệp định ký kết tránh đánh thuế 2 lần bằng cách nào?
- Miễn thuế: Quốc gia của nơi tổ chức, cá nhân cư trú có thể miễn thuế cho một số loại thu nhập ở nước ngoài.
- Khấu trừ thuế trực tiếp: Quốc gia nơi tổ chức cá nhân cư trú sẽ cho phép tổ chức, cá nhân khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài khi tính thuế ở quốc gia đó
- Khấu trừ thuế khoán: Trong trường hợp một tổ chức, cá nhân có thu nhập và phải nộp thuế tại nước ngoài, nhưng theo quy đinh khoản thu nhập đó đang trong thời gian miễn thuế thì khi tính thuế tại quốc gia mà cá nhân cư trú, số tiền thuế lẽ ra phải nộp nếu không có ưu đãi thuế sẽ được khấu trử và giảm số thuế phải nộp.
- Khấu trừ chi phí: Một số ít quốc gia coi số thuế mà tổ chức, cá nhân cư trú của họ đã nộp tại nước ngoài là một khoản được tính là chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp nào sẽ bị từ chối áp dụng hiệp định tránh đánh thuế 2 lần?
- Tổ chức, cá nhân đề nghị áp dụng hiệp định đối với số thuế phát sinh quá 3 năm trước thời điểm đề nghị.
- Mục đích chính của hợp đồng hoặc thỏa thuận để hưởng miễn hoặc giảm thuế theo hiệp định.
- Tổ chức, cá nhân i đề nghị áp dụng hiệp định không phải là chủ sở hữu thực hưởng của các khoản thu nhập mà số thuế liên quan đến khoản thu nhập được đề nghị miễn, giảm theo hiệp định.
Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các quốc gia nào?
Hiện nay, Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với hơn 80 quốc gia, trong đó có một số nước dù đã ký hiệp định nhưng chưa có hiệu lực. Cụ thể
STT | Quốc gia | Ngày ký kết | Hiệu lực |
1 | Úc | 13/10/1992 | Có |
2 | Thái Lan | 23/12/1992 | Có |
3 | Pháp | 10/02/1993 | Có |
4 | Nga | 27/05/1993 | Có |
5 | Thụy Điển | 24/03/1994 | Có |
6 | Hàn Quốc | 20/05/1994 | Có |
7 | Vương quốc Anh | 09/04/1994 | Có |
8 | Singapore | 02/03/1994 Biên bản sửa đổi: 12/09/2012 | Có |
9 | Ấn Độ | 07/09/1994 | Có |
10 | Hungary | 26/08/1994 | Có |
11 | Ba Lan | 31/08/1994 | Có |
12 | Hà Lan | 24/01/1995 | Có |
13 | Trung Quốc | 17/03/1995 | Có |
14 | Đan Mạch | 31/05/1995 | Có |
15 | Na Uy | 01/01/1995 | Có |
16 | Nhật Bản | 24/10/1995 | Có |
17 | Đức | 16/10/1995 | Có |
18 | Romania | 08/07/1995 | Có |
19 | Malaysia | 07/09/1995 | Có |
20 | Lào | 14/01/1996 | Có |
21 | Bỉ | 28/02/1996 | Có |
22 | Luxembourg | 04/03/1996 | Có |
23 | Uzbekistan | 28/03/1996 | Có |
24 | Ukraine | 08/04/1996 | Có |
25 | Thụy Sĩ | 06/05/1996 | Có |
26 | Mông Cổ | 08/05/1996 | Có |
27 | Bulgaria | 24/04/1996 | Có |
28 | Ý | 26/11/1996 | Có |
29 | Belarus | 24/04/1996 | Có |
30 | Cộng hòa Czech | 23/05/1997 | Có |
31 | Canada | 14/11/1997 | Có |
32 | Indonesia | 22/12/1997 | Có |
33 | Đài Loan | 06/04/1998 | Có |
34 | Algeria | 06/12/1999 | Chưa |
35 | Myanmar | 12/05/2000 | Có |
36 | Phần Lan | 21/11/2001 | Có |
37 | Philippines | 14/11/2001 | Có |
38 | Iceland | 03/04/2002 | Có |
39 | Triều Tiên | 03/05/2002 | Có |
40 | Cuba | 26/10/2002 | Có |
41 | Pakistan | 25/03/2004 | Có |
42 | Bangladesh | 22/03/2004 | Có |
43 | Tây Ban Nha | 07/03/2005 | Có |
44 | Cộng hòa Seychelles | 04/10/2005 | Có |
45 | Sri Lanka | 26/10/2005 | Có |
46 | Ai Cập | 06/03/2006 | Chưa |
47 | Bru-nei | 16/08/2007 | Có |
48 | Ireland | 10/03/2008 | Có |
49 | Oman | 18/04/2008 | Có |
50 | Austria | 02/06/2008 | Có |
51 | Slovakia | 27/10/2008 | Có |
52 | Venezuela | 20/10/2008 | Có |
53 | Morocco | 24/10/2008 | Có |
54 | Hồng Kông | 16/12/2008 | Có |
55 | Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất | 16/02/2009 | Có |
56 | Qatar | 08/03/2009 | Có |
57 | Kuwait | 10/03/2009 | Chưa |
58 | Israel | 04/08/2009 | Có |
59 | Saudi Arabia | 10/04/2010 | Có |
60 | Tunisia | 13/04/2010 | Có |
61 | Mozambique | 03/09/2010 | Có |
62 | Kazakhstan | 31/10/2011 | Có |
63 | San Marino | 14/02/2013 | Có |
64 | Serbia | 01/03/2013 | Có |
65 | New Zealand | 05/08/2013 | Có |
66 | Uruguay | 09/12/2013 | Có |
67 | Palestine | 06/11/2013 | Có |
68 | Azerbaijan | 19/05/2014 | Có |
69 | Thổ Nhĩ Kỳ | 08/07/2014 | Có |
70 | Iran | 13/10/2014 | Có |
71 | Macedonia | 15/10/2014 | Chưa |
72 | Bồ Đào Nha | 03/06/2015 | Có |
73 | Mỹ | 07/07/2015 | Chưa |
74 | Estonia | 26/09/2015 | Có |
75 | Manta | 15/07/2016 | Có |
76 | Panama | 30/08/2016 | Có |
77 | Latvia | 19/10/2017 | Có |
78 | Ma Cao | 16/04/2018 | Có |
79 | Croatia | 27/07/2018 | Có |
80 | Cam-pu-chia | 31/07/2018 | Có |
Tham khảo thêm
Dịch vụ liên quan
KIẾN THỨC
Bài viết liên quan