Dịch vụ kế toán
của INNO
Hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
Nội dung chính
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 48/2019/TT-BTC
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư là gì?
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư là khoản dự phòng các trường hợp tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ. Hoặc tổn thất do suy giảm giá trị đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận góp vốn (không bao gồm khoản đầu tư ra nước ngoài).
Các khoản đầu tư nào phải trích lập dự phòng?
Các khoản đầu tư chứng khoán
Đối tượng trích lập dự phòng tổn thất đầu tư chứng khoán là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật, thuộc sở hữu của doanh nghiệp và thỏa mãn đồng thời:
- Đang được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước, được tự do mua bán trên thị trường
- Giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ.
Lưu ý: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương thì không được trích lập dự phòng.
Các khoản đầu tư khác
Đối tượng được trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư khác là các khoản đầu tư vào tổ chức kinh tế trong nước mà doanh nghiệp sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có cơ sở cho thấy giá trị suy giảm so với giá trị đầu tư ban đầu của doanh nghiệp.
Mức trích lập dự phòng
Đối với các khoản đầu tư chứng khoán
Trong đó:
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:
Đối với chứng khoán đã niêm yết (chứng khoán giao dịch trên sàn HOSE, HNX):
- Giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
- Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết, bị đình chỉ hoặc ngừng giao dịch thì doanh nghiệp trích lập dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo công thức như sau:
Đối với chứng khoán chưa niêm yết (chứng khoán giao dịch trên sàn Upcom):
- Giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định bằng giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố.
- Với cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì mức trích dự phòng được xác định như sau:
Đối với trái phiếu Chính phủ:
Giá trái phiếu thực tế trên thị trường là bình quân các mức giá được nhà tạo lập thị trường cam kết chào giá chắc chắn trong phiên chào giá.
Trường hợp không có mức giá chào cam kết chắc chắn, giá trái phiếu thực tế trên thị trường là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.
Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp:
Giá trái phiếu trên thị trường đối với trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.
Đối với các khoản đầu tư khác
Doanh nghiệp khi đầu tư góp vốn vào công ty khác mà giá trị khoản đầu tư có dấu hiệu suy giảm thì mức trích lập dự phòng sẽ căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp được đầu tư lập cùng thời điểm lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp góp vốn như sau:
Trong đó:
Vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu ở tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng được xác định ở mã số 411 và 412 trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp.
Vốn chủ sở hữu của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng được xác định ở mã số 410 trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp.
Những lưu ý khi trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
+ Doanh nghiệp lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu từ vào đơn vị khác để căn cứ hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
+ Mức trích lập dự phòng của từng khoản đầu từ xác định bằng mức tối đa giá trị đầu tư thực tế đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
+ Khoản đầu tư của doanh nghiệp mua bán nợ góp vào công ty cổ phần thông qua việc chuyển nợ thành vốn góp thì khi trích lập dự phòng doanh nghiệp mua bán nợ được trừ khoản lỗ luỹ kế tại công ty vốn góp phát sinh trước thành điểm chuyển nợ thành vốn góp.
+ Nếu tổ chức kinh tế nhận vốn góp không lập báo cáo tài chính cùng thời điểm thì doanh nghiệp không được trích lập dự phòng với khoản đầu tư này; ngoại trừ các trường hợp sau, doanh nghiệp được thực hiện trích lập dự phòng căn cứ theo báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp:
- Tổ chức kinh tế nhận vốn góp không lập báo cáo tài chính năm cùng thời điểm với báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn do đã ngừng hoạt động và đang chờ xử lý giải thể hay phá sản.
- Tổ chức kinh tế nhận vốn góp được phép lập báo cáo tài chính năm khác thời điểm với báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp góp vốn và đã thông báo cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Các bút toán định khoản kế toán
- Khi phát sinh trích lập dự phòng, hạch toán:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291, 2292)
- Căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản đầu tư, nếu số trích lập dự phòng kỳ này lớn hơn số đã trích lập dự phòng kỳ trước, thì doanh nghiệp hạch toán khoản chênh lệch như sau:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291, 2292)
- Nếu số trích lập dự phòng kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập dự phòng kỳ trước, thì doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng khoản chênh lệch như sau:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291,2292 )
Có TK 635 – Chi phí tài chính.
- Khi tổn thất xảy ra các khoản đầu tư không thể thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, doanh nghiệp dùng khoản dự phòng để bù vào tổn thất được ghi nhận:
Nợ TK 111, 112,…. (nếu có)
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292) (số dự phòng đã lập)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Số chưa lập dự phòng)
Có TK 221, 222, 228 (Giá gốc khoản đầu tư tổn thất)
Lưu ý nếu mức trích lập dự phòng kỳ này bằng số dư mức trích lập dự phòng kỳ trước thì doanh nghiệp không được trích lập bổ sung
Tham khảo thêm
Dịch vụ liên quan
KIẾN THỨC
Bài viết liên quan